Xem hình ảnh đồ chơi mầm non cô giáo tự làm

Ngày Đăng : 16/07/2018 - 4:08 PM
Đồ chơi mầm non cô giáo tự làm hay đồ chơi tự làm cấp mầm non là những đồ dùng đồ chơi được làm từ phế liệu, giúp các bé thêm phần sáng tạo với các món đồ chơi khác biệt, độc đáo.

Xem hình ảnh đồ chơi mầm non cô giáo tự làm

Đồ chơi mầm non cô giáo tự làm hay đồ chơi tự làm cấp mầm non là những đồ dùng đồ chơi được làm từ phế liệu, giúp các bé thêm phần sáng tạo với các món đồ chơi khác biệt, độc đáo.

Ngoài việc được hiệu trưởng nhà trường quan tâm, ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho các cô được bồi dưỡng chuyên môn, tự mình nghiên cứu tài liệu, học hỏi trao đổi với đồng nghiệp thì đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con còn phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

Xem hình ảnh và hướng dẫn cách làm đồ chơi mầm non cho bé bên dưới:

  1. Cấu tạo con Voi

Gồm 5 phần: thân, chân, đuôi, tai và ngà voi

  1. Vật liệu

Bao gồm: hộp comfort, nước rửa bát, giấy đề can các màu, keo dính, cúc nhựa…

  1. Quy trình làm

Con voi: Lấy hộp comfor, nước rửa bát cắt thành hình con voi cắt 2 tai rời, chân sau đó dùng giấy đề can quấn chân, dùng dập cúc dập tai cho trẻ ghép tai voi.

Dùng giấy màu, đề can các loại trang trí họa tiết cắt các chữ số gắn thêm vào các con vật.

  1. Ứng dụng

Khi dạy ở hoạt động làm quen với toán, giáo viên cung cấp khái nịêm ban đầu cho học sinh về hình học, về số.

Cụ thể: Từ mô hình các động vật, giáo viên cho trẻ được tìm số theo yêu cầu, tìm cho cô giáo số từ 1-5; tìm cho cô giáo số từ 5-10, tìm những con vật có chứa chữ số từ 1-5… Cho trẻ tìm và đếm số con voi, con chim, con thỏ…nhận biết các chữ số từ 1-10.

Khi cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc, giáo viên cho trẻ được tham gia chơi ở góc toán, góc bán hàng, góc nghệ thuật, góc xây dựng. Cho trẻ tìm các số thứ tự, ghép số theo yêu cầu, bày các con vật,…

Ngoài ra có thể sử dụng trong các giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời trẻ được khám phá trải nghiệm thông qua việc lắp ghép các đối tượng.

Bạn có biết, điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi? Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu thiết yếu của trẻ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc, phát triển thể lực… trẻ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo cần quan tâm đến:

+ Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.

+ Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.

+ Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.

+ Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ…

Go Top