Các lưu ý khi chọn đồ chơi mầm non

Ngày Đăng : 08/08/2022 - 10:56 AM
Các lưu ý khi chọn đồ chơi mầm non
Bạn đã bao giờ tự làm đồ dùng mầm non cho con? Bạn đã bao giờ đi tìm kiếm hay sưu tầm những nguyên liệu phế thải để tận dụng làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ?

Cùng điểm qua một vài lưu ý khi làm đồ dùng mầm non bên dưới nhé!

Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kỳ diệu, kỳ diệu từ thế giới của con người, kỳ diệu từ thiên nhiên... và có một điều kỳ diệu hơn nữa từ những cái rất nhỏ đó là những nguyên vật liệu phế thải được tận dụng để làm đồ dùng mầm non cho các bé.

Chúng ta có thể làm ra được nhiều thứ, tạo ra các đồ dùng, đồ chơi mới phục vụ cho con người và rất có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mầm non. Từ những sáng tạo đồ dùng học tập từ phế liệu trẻ sử dụng vào các trò chơi rất bổ ích và có ý nghĩa.

Một số lưu ý khi làm đồ chơi mầm non

1. Chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu phong phú.

Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng lại khá dễ tìm. Những vật liệu chủ yếu được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở lớp…

Nguyên vật liệu từ thiên nhiên có thể dễ dàng tìm thấy như: Vỏ ốc, vỏ sò, rơm, gỗ, tre, trúc, lá cây, hột hạt…những nguyên vật liệu này dễ tìm thấy và gần gũi với trẻ.

Nguyên vật liệu tái chế như chai nhựa, giấy bìa, tạp chí, thùng giấy…Đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú, dễ kiếm để làm thành những món đồ dùng, đồ chơi đa dạng, hấp dẫn trẻ.

Nguyên vật liệu mua sẵn: giấy màu, nỉ, keo, nước sơn…Chúng rất phong phú về chủng loại.

Chuẩn bị nguyên liệu kĩ lưỡng khi làm đồ chơi cho bé

Để làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu của lớp, trong buổi họp phụ huynh ngay từ đầu năm rất nhiều phụ huynh cũng tán thành với việc này nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ. Qua đó quý phụ huynh cũng vận động nhau cùng sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.

Không những thế, hằng ngày các cô còn hướng dẫn trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi bằng cách, chuẩn bị một cái sọt nhựa để ở góc lớp, khi trẻ ăn quà bánh có cái hộp, chai nhựa, muỗng nhựa,… thì trẻ cho vào và cuối mỗi ngày tôi rửa sạch, phơi khô, khi cần sẽ lấy ra sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế

Các nguyên liệu làm đồ chơi từ vật liệu tái chế cho trẻ phải đảm bảo không sắc, nhọn, dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ, các loại hột hạt không quá nhỏ so với kích thước quy định về đồ dùng đồ chơi mầm non.

Tất cả các nguyên liệu đều phải đảm bảo không sắc nhọn, được vệ sinh sạch sẽ

2. Sáng tạo từ nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi

Trước khi làm đồ chơi, tôi phải quan sát vật liệu: Nhìn màu sắc, hình dáng, tính chất của chúng, từ đó suy nghĩ tìm ra ý tưởng sẽ làm đồ dùng, đồ chơi gì từ các nguyên vật liệu đó.

Để việc sưu tầm tái chế chai nhựa thành đồ dùng học tập có hiệu quả cao. Các cô có thể lập một kế hoạch cụ thể về những nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi cần làm cho từng chủ đề trong suốt một năm học.

Go Top