Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Ngày Đăng : 28/06/2022 - 5:53 AM
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong số những bộ môn khá quan trọng, đặc biệt là các bé trong giai đoạn tuổi mầm non.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không những giúp ích cho việc hoàn thiện tính cách của bé mà còn giúp bé bổ sung thêm nhiều kỹ năng sống.

Kỹ năng sống giúp ích cho trẻ mầm non như thế nào?

Một đứa trẻ có sự khác biệt về bề ngoài, tính cách, sự hiểu biết khác nhau, vậy nên việc học các kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi mầm non sẽ giúp bé hoàn thiện tốt hơn. Trẻ học được kỹ năng sống sớm giúp trẻ tự tin, biết cách tự lập, dễ dàng vượt qua nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống cho bé mầm non

1. Kỹ năng sống: tự ăn

Ba mẹ nên để cho bé tự ăn, không nên dựa dẫm vào người lớn để đúc cho ăn. Từ việc tự ăn, sẽ thúc đẩy tính tự lập và bản năng sinh tồn của trẻ. Ban đầu ba mẹ có thể chỉ cho bé cách cầm nắm thìa, điều khiển thìa, sau đó từ từ dạy bé xúc từn thìa thức ăn. Dạy bé cầm cốc sao cho không bị đổ nước, nước nào nên uống và không nên ăn uống những gì.

Lúc đầu có thể rất khó khăn, nhưng đừng vì thế mà làm thay trẻ, hãy để trẻ tự học cách tự ăn. Bé sẽ có thể cần một khoản thời gian để luyện tập, việc của phụ huynh là ở bên cạnh cổ vũ cho bé từng chút cho đến khi trẻ có thể tự ăn.

2. Kỹ năng ứng xử

Việc giao tiếp không những cần ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng cần thiết. Việc học được kỹ năng ứng xử giúp bé tự tin và dễ được yêu mến hơn trong môi trường trường học và cả trong xã hội. Những kỹ năng cơ bản mà trẻ cần phải biết đó là: chào hỏi người lớn, chào hỏi mọi người, kính trên nhường dưới, khi ai cho mình món quà, hay đồ ăn phải biết cảm ơn người đã cho, khi bé sai thì bé phải biết nhận lỗi và xin lỗi mọi người,…

Mỗi ngày trôi qua trẻ sẽ gặp phải rất nhiều tình huống nên phụ huynh có thể vận dụng những tình huống đó để dạy cho trẻ các kỹ năng ứng xử. Bố mẹ cũng chính là những tấm gương cho trẻ noi theo.

ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng với trẻ

3. Tự chăm sóc bản thân

Bạn cần xem xét những việc chăm sóc bản thân nào mà bé có thể tự mình thực hiện được, không cần người khác hỗ trợ thì hãy để bé tự làm những việc đó. Ví dụ như một số việc chăm sóc bản thân mà bé có thể làm là: đánh răng, mặc quần áo, đội mũ,… nếu lúc đầu bé chưa làm đúng, thì ba mẹ hãy hướng dẫn cho bé, qua một vài ngày, chắc chắn là bé sẽ tự mình làm được.

4.  Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp

Đức tính ngăn nắp là một đức tính tốt mà bé cần phải được rèn luyện ngay từ nhỏ. Vậy nên hãy hướng dẫn bé ngăn nắp, gọn gàng bằng cách noi gương, hướng dẫn bé sắp xếp mọi thứ trong nhà trở nên gọn gàng.

Thường xuyên nhắc nhở bé gọn gàng, khi bé đã gọn gàng hãy khen bé. Nhận được lời khen của cha mẹ, trẻ thường rất vui, và những lần sau bé sẽ tự động dọn đồ để nhận những lời khen của ba mẹ. Lâu dần sẽ hình thành nên thói quen gọn gàng của trẻ.

Sắp xếp đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong cũng là một kỹ năng quan trọng mà bé cần học

5. Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ

Bạn có muốn bé nhà mình trở thành người nhân hậu, giàu lòng nhân ái không? Vậy thì hãy quan tâm tới kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ ở trẻ. Hãy dành thời gian cho bé để bé bắt chước và học hỏi được những kỹ năng sống tốt. Muốn bé trở thành người nhân hậu thì bố mẹ cần là những tấm gương tốt để bé noi theo.

Go Top