Những hoạt động âm nhạc vui và bổ ích

Ngày Đăng : 31/01/2023 - 10:40 AM
Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non thường được tiến hành theo nhiều dạng hoạt động âm nhạc khác nhau, từ hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc cho đến cá trò chơi âm nhạc.

Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non thường được tiến hành theo nhiều dạng hoạt động âm nhạc khác nhau, từ hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc cho đến cá trò chơi âm nhạc.

Cùng tìm hiểu các hoạt động âm nhạc vui và bổ ích ngay dưới đây

1. Dạy hát

Hoạt động dạy hát là một trong số những nội dung trọng tâm của hoạt động giáo dục âm nhạc mà các bạn nhỏ yêu thích, có sự tác động mạnh mẽ đến khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Các bài hát với giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhẹ nhàng, sôi nổi dễ dàng đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp đầy hấp dẫn, đầy màu sắc với hình ảnh của những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, được nhân cách hóa một cách khéo léo, vừa kích thích được hứng thú của trẻ, vừa giúp trẻ biết cảm nhận và yêu quý cái đẹp.

Trong các hoạt động dạy hát, trẻ được thưởng thức, được xem cô biểu diễn, được hát các bài hát mầm non và được cùng cô trò chuyện về ý nghĩa nội dung, về tính chất âm nhạc của bài hát sẽ tạo cho trẻ có được những sự cảm nhận về nghệ thuật. Không chỉ vậy, qua mỗi bài hát được học, trẻ còn được liên hệ giáo dục đến tình cảm đạo đức, thẩm mĩ để thấy được cái hay, cái tốt đẹp để học và làm theo.

Ca hát còn giúp trẻ bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ của trẻ về bài hát đó

Ca hát còn giúp trẻ bộc lộ được những cảm xúc, những suy nghĩ của trẻ về bài hát đó. Khi hát trẻ còn phải thể hiện tình cảm, hát đúng nhạc, đúng lời, thể hiện được sự biểu cảm với những cường độ, âm sắc phù hợp với nội dung và tính chất âm nhạc. Trẻ hát kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu âm nhạc sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú cũng như những kĩ năng hoạt động nghệ thuật phong phú.

2. Dạy nghe hát – nghe nhạc

Nghe hát – nghe nhạc là nội dung hoạt động âm nhạc tạo điều kiện cho trẻ được thưởng thức và làm quen với những làn điệu dân ca các vùng miền Tổ quốc nhằm làm phong phú cho đời sống văn hóa của trẻ.

Trẻ được nghe hát, nghe nhạc không lời, đặc biệt là những ca khúc quen thuộc mang âm hưởng dân ca, các làn điệu được chuyển thể do các nhạc cụ dân tộc diễn tấu hoặc nghe nhạc kết hợp với xem biểu diễn, ca múa cũng góp phần tích cực vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động này nhằm bổ sung cho trẻ sự hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc, tăng năng lực cảm thụ âm nhạc, giúp trẻ hình thành tốt các kĩ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về các tác phẩm. Nghe nhạc cũng là cách giáo dục trẻ tăng thị hiếu âm nhạc lành mạnh, giúp phát huy trí tưởng tượng, tăng khả năng sáng tạo cho các bé.

3. Vận động theo nhạc

Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc nhằm tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Vận động theo nhạc cũng giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra, nó còn thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được tự do thể hiện, bộc lộ cảm xúc của mình, được giao tiếp với bạn bè xung quanh.

 

Go Top