Đồ chơi thiết bị giáo dục bổ ích cho trẻ

Ngày Đăng : 17/02/2019 - 9:36 PM
Đồ chơi thiết bị giáo dục đóng vai trò khá quan trọng trong sự hình thành và phát triển tự nhiên của trẻ.

Thị trường hiện nay cũng có khá nhiều các loại đồ chơi thiết bị giáo dục bổ ích cho trẻ, giúp bé khám phá thế giới xung quanh và phát triển tính thông minh sáng tạo.

Đồ chơi thiết bị giáo dục hiện nay được chia ra làm 3 nhóm:

- Đồ chơi thiết bị giúp phát triển trí tuệ cho trẻ

- Đồ chơi thiết bị giúp phát triển thể lực

- Đồ chơi thiết bị giáo dục giúp phát triển kỹ năng

Vậy giữa vô vàn những món đồ dùng đồ chơi dành cho bé, làm thế nào để chọn được đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, khả năng của con em mình?

Buckmister Fuller (nhà giáo dục học nổi tiếng thế giới) cho rằng “Tất cả các trẻ em khi sinh ra đều đã là những thiên tài và chúng ta đã hủy hoại 80% khả năng thiên tài này trong vòng 6 năm đầu đời của trẻ”. Vì sao lại như vậy? Chúng ta có thể đã làm sai chỗ nào?

Chơi đùa với đồ chơi thiết bị giáo dục giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng tốt hơn

Ngoài việc đẩy nhanh sự phát triển của các nơ ron thần kinh, việc chơi đùa của bé còn giúp bé phát triển khả năng tưởng tượng, tăng sự khéo léo và đặc biệt là sự tự tin, tăng tính ham học hỏi của trẻ, giúp chống lại sức ì thường thấy khi bé chơi những loại đồ chơi mầm non không có chiều sâu.

Trong những giai đoạn đầu đời của bé, nếu trí tuệ chúng càng được kích thích thì trí thông minh của chúng sẽ càng được phát triển. Còn ngược lại, sự phát triển này sẽ dần chậm lại, bị mai một và kết quả là trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiêu chí lựa chọn đồ chơi mầm non, đồ chơi thiết bị giáo dục cho trẻ

Chọn đồ chơi cho bé phù hợp với độ tuổi

1. Lứa tuổi:

Đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp với với bé dưới 1 tuổi rưỡi: Trò chơi giúp bé tăng cường khả năng nhận diện hình học và màu sắc, độ đậm nhạt của màu sắc;

Đối với bé 1.5 – 4 tuổi: bắt đầu sắp xếp các tòa nhà, tòa tháp đơn giản;

Trẻ trên 4 tuổi: Các bé sắp xếp các nhà cửa, công viên, tên lửa và dần phối lại với nhau thành một câu chuyện.

2. Tác dụng:

– Kích thích phát triển trí tuệ logic, khả năng suy luận của bé

– Kích thích khả năng sáng tạo cao độ

– Tăng cường khả năng liên kết các sự vật, vật thể lại với nhau (như quy họach nhà cửa, công trình) Tăng trí tuệ nghệ thuật thông qua việc thiết kế mẫu và phối màu.

– Tạo ra sự tự tin và phấn khởi cho bé mỗi khi bé xếp được hình mới.

– Tăng cường mối liên kết tình cảm của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của bé khi mọi người cùng tham gia trò chơi.

– Tăng cường khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội của bé khi chơi chung trong một nhóm.

Go Top