Các hoạt động trải nghiệm kết hợp nhà trường với gia đình cho trẻ mầm non

Ngày Đăng : 11/01/2025 - 11:27 PM

 

Hoạt động trải nghiệm là một trong những cách mà trẻ được dạy và học thông qua việc thực hành, các hoạt động trải nghiệm kết hợp nhà trường với gia đình sẽ tạo cho trẻ cơ hội để nắm bắt thêm nhiều kiến thức mới dựa trên cơ sở trải nghiệm thực tế.

Với quan niệm việc học là quá trình tạo ra những kiến thức, kinh nghiệm mới dựa trên quá trình trải nghiệm thực tế, thông qua các hoạt động trải nghiệm kết hợp nhà trường với gia đình cho trẻ mầm non, các bé được cung cấp kiến thức, kỹ năng, từ đó sớm hình thành những năng lực, phẩm chất cho các bé.

Hoạt động trải nghiệm hiện nay được các trường sử dụng như một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục được thực hiện ở khá nhiều nước trên thế giới.

Các hoạt động trải nghiệm hiện nay thường khuyến khích trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan như nghe, nhìn, chạm, ngửi… để trẻ tăng khả năng lưu giữ những điều mà trẻ được tiếp cận. Các hoạt động trải nghiệm cũng giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo của bản thân, kích thích tính năng động và tăng khả năng thích ứng với môi trường xung quanh bé.

Các hoạt động trải nghiệm giúp bé phát triển tốt hơn

Hơn nữa, trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm kiếm giải pháp, từ đó giúp trẻ phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm cũng giúp cho việc học của trẻ trở nên thú vị hơn, nhờ đó mà việc dạy học cho trẻ cũng trở nên đơn giản và hứng khởi hơn.

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào các quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận, việc này cũng giúp trẻ ít gặp vấn đề về việc tuân thủ kỷ luật.

Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại các hành vi thông các bài tập, các hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng mà trẻ học được vào thực tế.

Trẻ học được nhiều kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non thường đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ trong từng tình huống, từng hoạt động trải nghiệm.

Như vậy, trẻ rất hứng thú và các kiến thức, kỹ năng được học là dần sẽ hình thành các kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non trong tỉnh, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua một số hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…

Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, các cô giáo cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Cần đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho các bé

+ Cung cấp môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với mục đích, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm thực tế

+ Các giáo viên phải có chương trình, nội dung phát triển, hướng trẻ đến các mục tiêu phát triển cụ thế như phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp… sao cho các hoạt động đều phù hợp với sinh lý và độ tuổi của trẻ.

+ Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần tăng cường quan sát từng trả để đặt ra được các mục tiêu khác biệt cho từng nhóm trẻ trong mỗi hoạt động trải nghiệm

+ Tất cả các hoạt động đều cần có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng trang lứa, để trẻ có thể học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau.

+ Các đồ chơi, công cụ, vật liệu…được sử dụng trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Dạy và học gắn liền với các hoạt động trải nghiệm là một cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống xung quanh, giúp trẻ hình thành các kiến thức mới, đồng thời trẻ cũng có được niềm say mê tìm hiểu, yêu thích việc khám phá và biết lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ thấu hiểu được ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.

Go Top