Cảm xúc của trẻ mầm non vấn đề bậc phụ huynh cần quan tâm

Ngày Đăng : 11/01/2025 - 11:20 PM
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là một trong những vấn đề đang được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là một trong những vấn đề đang được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, nhất là ở thời đại hiện nay.

Tùy vào từng tình huống, từng nhóm trẻ khác nhau mà việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non có thể khác nhau. Các giáo viên và các bậc phụ huynh sẽ hướng dẫn trẻ cách phân biệt từng loại cảm xúc và có cách ứng xử sao cho phù hợp nhất.

Cảm xúc con người được các nhà tâm lý học chia thành các nhóm sau:

+ Hạnh phúc

+ Buồn

+ Sợ hãi

+ Ghê tởm

+ Tức giận

+ Ngạc nhiên

+ Phấn khích

+ Bối rối

+ Khinh miệt

+ Cảm giác xấu hổ

+ Hài lòng

+ Vui vẻ

+ Cảm giác tự hào

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là việc khá quan trọng ở hiện tại

Một số phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo

Lựa chọn giáo trình phù hợp với độ tuổi của bé

Hãy chọn giáo trình, nhóm đồ chơi, chủ đề học tập phù hợp với con. Để trẻ không bị chồng chéo các trò với nhau, nhà trường cần quán triệt giáo trình giảng dạy trước khi áp dụng, lồng ghép một số trò chơi phù hợp để trẻ có thể phát triển tình cảm xã hội đúng cách. Bằng cách này, trẻ cũng cảm thấy hào hứng với các tiết học hơn.

Dụng cụ học tập cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, hãy sử dụng các đồ dùng có tính thẩm mỹ và an toàn, để trẻ được quan sát và trải nghiệm một cách an toàn nhất.

Một số đồ dùng học tập phù hợp cho trẻ mầm non như:

+ Sử dụng đồ chơi mềm, an toàn, có tạo hình các nhân vật trong những câu chuyện mà bé được học

+ Tranh tô màu

+ Sử dụng hình ảnh, video có chứa các cảm xúc tích cực cho trẻ

Xây dựng môi trường học tập tích cực cho trẻ

Môi trường học tích cực cũng là yếu tố khuyến khích trẻ yêu thích việc đến trường nhiều hơn, đồng thời cũng tạo được môi trường tốt để trẻ phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng. Do đó, việc trang trí lớp học, trang trí dụng cụ học tập – vui chơi ở trường cũng giúp trẻ có thêm nhiều chủ đề để khám phá, nghiên cứu.

Môi trường học tập sẽ giúp trẻ yêu thích việc đến trường

Xây dựng các tình huống giáo dục cảm xúc cho trẻ

Dưới đây là một vài gợi ý về các tình huống có thể áp dụng cho trẻ:

- Cho trẻ các món đồ chơi mà trẻ yêu thích nhất để gợi cảm giác vui vẻ cho các em.

- Khi trẻ va chạm, đánh nhau với bạn, giáo viên nên hỏi nguyên nhân và giải thích nhẹ nhàng với từng trẻ để giảng hòa và tạo được sự đồng cảm cho các bé. Đồng thời, các cô cũng nên dạy trẻ cách xin lỗi khi làm sai để trẻ học được cách chịu trách nhiệm trước những lỗi lầm mà bản thân bé gây ra.

- Cho trẻ trải nghiệm việc hóa thân làm nhiều nhân vật cổ tích khác nhau để trẻ có cơ hội trải nghiệm các cảm xúc như: cảm giác buồn bã, vui vẻ, ganh tị, biết ơn… thông qua một số trò chơi này trẻ sẽ biết quan tâm và đồng cảm với những người khác nhiều hơn.

- Có thể tạo ra những tình huống giả định như: cho trẻ đóng vai ba mẹ để chăm sóc trẻ nhỏ, tổ chức một buổi tiệc sinh nhật giả để xem cách trẻ ứng xử…

Lồng ghép nhiều câu chuyện thông qua quá trình vui chơi của bé

Các câu chuyện khi đưa vào các chương trình học cho trẻ phải đảm bảo được các tiêu chí như:

- Câu chuyện phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Nội dung câu chuyện nên trong sáng và gần gũi.

- Câu chuyện nên có các đoạn kịch tính nhằm tạo sự thu hút, đưa trẻ qua từng cung bậc cảm xúc và có kết thúc đẹp.

Sau mỗi câu chuyện, giáo viên hoặc các bậc phụ huynh nên hỏi về cảm nhận của trẻ, đồng thời:

+ Nên tạo điều kiện để trẻ được tương tác với bạn bè thông qua câu chuyện vừa được nghe

+ Tổ chức một số trò chơi nhóm để giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua câu chuyện

+ Nên trò chuyện, giải thích các tình tiết trong câu chuyện để trẻ có thể hiêu sâu hơn về nội tâm của các nhân vật.

Cần thêm thông tin về việc giáo dục trẻ hoặc tìm kiếm các đồ dùng đồ chơi giáo dục cảm xúc cho bé, quý phụ huynh vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Go Top