Trẻ mầm non, mẫu giáo là mấy tuổi
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng trẻ mầm non, mẫu giáo là mấy tuổi? Khi nào thì nên đăng ký cho trẻ học mầm non?
Nếu như gia đình bạn đang có bé ở độ tuổi mầm non và bạn chưa biết chính xác trẻ mầm non, mẫu giáo là mấy tuổi thì có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Bao nhiêu tuổi thì có thể cho trẻ đi nhà trẻ
1. Quy định độ tuổi đi nhà trẻ
Theo luật giáo dục quy định độ tuổi để trẻ em đến lớp nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non được quy định như sau:
+ Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi
+ Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi
+ Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp (kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo) nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi
Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ
Độ tuổi nhập học ở nhà trẻ thường là từ 1 đến 3 tuổi, mẫu giáo là 4 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi nơi sẽ có khác nhau đôi chút. Một số hệ thống trường sẽ bao gồm cả 2 mô hình, gần giống như trường liên cấp.
Mục tiêu học tập ở nhà trẻ chủ yếu là cho trẻ ăn uống, vui chơi là chính chứ không như nhiều trường mầm non hay trường mẫu giáo.
Quy mô của nhà trẻ thường nhỏ hơn so với trường mẫu giáo. Việc cho trẻ tham gia nhà trẻ sớm là không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình và khả năng sẵn sàng ở mỗi trẻ.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được một số mặt tích cực khi cho trẻ đi nhà trẻ sớm:
+ Trẻ biết cách tương tác với bạn bè và những người xung quanh
+ Trẻ sẵn sàng đi học và sớm được làm quen với môi trường giáo dục ở trường
2. Ưu và nhược điểm của trẻ khi đi học mẫu giáo
Cho trẻ học sớm có những lợi ích nào?
Nhược điểm
+ Một số bé chưa sẵn sàng đến lớp có thể không thích đi nhà trẻ sớm
+ Trẻ còn bé nên dễ bị bạn bè bắt nạt ngoài ý muốn
+ Trẻ dễ ám ảnh môi trường học đường do chưa sẵn sàng rời xa vòng tay của bố mẹ
Ưu điểm
+ Trẻ học được nhiều kỹ năng quan trọng như cách lắng nghe người lớn, cách giúp đỡ mọi người xung quanh.
+ Trẻ được cung cấp một số nền tảng cơ bản cho việc học đọc và học viết. Điều này giúp trẻ được tiếp cận tốt hơn với bảng chữ cái, cách đếm số.
+ Đi học sớm giúp trẻ dễ dàng làm quen với môi trường học đường, biết được những điều sẽ xảy ra trong lớp học. Điều này giúp trẻ dễ làm quen với việc đi học chính thức sau này.
+Trẻ được học các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi, chẳng hạn như rửa tay, đánh rang, dọn dẹp đồ chơi, tính tự lập. Điều này giúp trẻ không bị lãng phí thời gian để phải thích nghi với những điều này về sau này.
Tất nhiên, đến trường và được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè sẽ giúp trẻ có thêm nhiều giây phút vui vẻ và nhiều kỷ niệm đẹp. Bố mẹ cũng đừng quên động viên và ở bên cạnh trẻ nhiều hơn nhé!
Các tin khác
- » Cần điều kiện gì để mở nhóm giữ trẻ và lớp trông trẻ tại nhà? (22.04.2025)
- » Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em là gì (22.04.2025)
- » So sánh trường mầm non nông thôn và thành phố (22.04.2025)
- » Những bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho bé mầm non (22.04.2025)
- » Thiết bị mầm non Vân Anh tiếp tục với Hành trình gieo mầm yêu thương năm 2025 (21.04.2025)
- » Đồ chơi cho trường mầm non mới nhất dành cho khu vui chơi (13.04.2025)
- » Nhà hơi nhún nhảy cho khu vui chơi ngày Hè (13.04.2025)
- » Khu vui chơi cho bé rộn ràng ngày Hè (13.04.2025)
- » Giờ học đưa đón cho bé mầm non trường công và trường tư (04.04.2025)
- » Các chứng chỉ cần có người giữ trẻ, cấp dưỡng mầm non (04.04.2025)